1. Độ dài của câu chuyện
Câu chuyện không nên quá dài hay quá ngắn. Một câu chuyện ngắn có thể không mang đến những thông điệp đúng đắn, về lâu dài, việc kể chuyện sẽ trở nên nhàm chán và không thú vị với bé nữa. Vì vậy, bạn nên chọn những câu chuyện có độ dài vừa phải để “khán giả nhỏ” có thể nhớ lâu hơn.
2. Một lời giới thiệu thích hợp
Nếu kể chuyện trong ký ức, bạn cần cung cấp những thông tin như câu chuyện xảy ra ở đâu, khi nào, ai kể cho bạn nghe… Giải thích cho bé biết tại sao câu chuyện này lại có ích với bé và hãy cố gắng tạo sự thú vị ngay từ ban đầu.
3. Biểu cảm thích hợp
Trong khi kể chuyện, hãy sử dụng cử chỉ tay và biểu cảm gương mặt. Bạn cũng có thể tạo ra những âm thanh khác nhau. Việc làm này sẽ giúp câu chuyện của bạn trở nên thú vị hơn.
4. Đọc chậm và to rõ
Hãy chắc rằng bạn đọc to nhưng chậm vừa phải. Giọng của bạn có thể nhấn nhá lên xuống nhằm miêu tả diễn biến của câu chuyện. Thêm vào đó, bạn nên làm đa dạng giọng nói của bạn, giả giọng người già, trẻ con, miêu tả như diễn biến trong chuyện và dừng tại những thời điểm thích hợp.
5. Hãy thu hút trẻ
Bạn có thể tạo sự chú ý cho trẻ bằng cách đặt thêm những câu hỏi cho chúng như: “Nếu là con, con sẽ làm thế nào?”, “Con có biết con hổ có mấy chân?”, “Con mèo kêu thế nào nè?” hay nhờ chúng tìm những thông điệp từ câu chuyện, bằng cách đó có thể giúp chúng cảm thấy thu hút hơn.
6. Trò chơi kể chuyện cho trẻ
Bạn có thể kể chuyện bằng những thẻ hình ảnh dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Thẻ có hình ảnh đẹp giúp truyền cảm hứng cho trẻ làm câu chuyện trở nên dễ thương, ngốc nghếch và hồi hộp hơn. Bố mẹ có thể chơi cùng con hoặc tạo ra các nhóm. Trò chơi này làm tăng khả năng sáng tạo, kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ. Nó còn giúp trẻ giao tiếp tốt, tăng khả năng liên kết và biết cách sắp xếp.
-st-